• T6. Th5 17th, 2024

columbiariverbrewpub.com

Blog kiến thức hay tổng hợp chuyên sâu

Cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà

Chườm lạnh là biện pháp được nhiều chị em ưu tiên trong quá trình điều trị mụn rộp

Rộp môi là loại bệnh khiến vùng miệng đau rát, khó chịu và có khả năng lây lan cao nên cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà là điều cực kì cần thiết mà bất kể ai cũng phải nắm rõ để hạn chế tình trạng vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Cùng columbiariverbrewpub.com tìm kiếm đáp án qua bài viết dưới đây nhé! 

I. Rộp môi là gì?

Rộp môi hay còn được gọi là bệnh herpes là một loại bệnh do virus có tên là Herpes simplex – chủng virus thường gây tình trạng mụn rộp gây ra trên cơ thể người. Các triệu chứng phổ biến nhất là rộp miệng, các vết loét và mụn nước nhỏ sẽ xuất hiện ở môi, xung quanh miệng, lưỡi. Sau đó, các mụn nước sẽ vỡ đi và đóng vảy.

Rộp môi hay còn được gọi là bệnh herpes là một loại bệnh do virus có tên là Herpes simplex

Có hai loại virus gây bệnh rộp môi là virus Herpes simplex loại 1 (HSV-1) được phát hiện là gây bệnh phổ biến hơn virus Herpes simplex loại 2 (HSV-2). 

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do thay đổi nội tiết tố, quan hệ tình dục không an toàn, điều kiện thời tiết khắc nghiệt hay tác động của tia UV đối với cơ thể. 

Mặc dù đây là căn bệnh có thể kiểm soát nhưng lại không thể điều trị một cách triệt để nên bạn cần lưu ý khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bệnh nhé. Thông thường sau khi bị nhiễm virus, người bệnh sẽ ủ bệnh trong khoảng thời gian một 2-10 ngày mà chưa có biểu hiện quá rõ ràng. Nhưng thời gian này, bạn vẫn có thể lây bệnh cho người khác, bên cạnh các biểu hiện như: sốt, môi khô, ngứa ngáy khó chịu,…

II. 5 cách chữa rộp môi nhanh nhất

Người bị các bệnh về rộp môi có thể sử dụng các phương pháp dưới đây để khắc phục các triệu chứng của bệnh, hạn chế tối thiểu khả năng tái phát nhiều lần. 

1. Bôi kem môi hay thuốc mỡ

Khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế, các bác sĩ thường kê đơn các loại kem bôi, thuốc mỡ để có thể hỗ trợ giảm đau và làm lành vết thương hiệu quả. Nếu cơ thể bắt đầu xuất hiện tình trạng này, cần tiến hành bôi thuốc sớm, kịp thời để vết loét được khô nhanh hơn, hạn chế lan ra ở nhiều vùng khác.

Cần lưu ý là phải rửa tay sạch sẽ trước và sau khi thoa thuốc tại các vết loét trên môi để không bị nhiễm khuẩn.

Người bị các bệnh về rộp môi có thể sử dụng các phương pháp để khắc phục các triệu chứng của bệnh

2. Dùng thuốc uống kháng virus

Thuốc kháng virus có thể hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình điều trị mụn rộp dứt điểm. Các loại thuốc có chứa thành phần như Zovirax và Virasorb đều chứa Aciclovir, đây là thành phần kháng virus có tác dụng ngăn chặn nhiễm trùng lây lan thêm.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần phải tuân thủ theo sự chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ dể hạn chế các tác dụng phụ. 

3. Thoa dấm táo

Đối với các bệnh nhân bị tình trạng rộp môi còn khá nhẹ thì có thể sử dụng phương pháp này để điều trị. Thoa dấm táo sẽ giúp bạn kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả do trong thành phần của thực phẩm này có chứa tới 25% là các chất hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là khi thoa phải quan sát các biểu hiện của cơ thể, vì dấm táo có thể gây kích ứng trên da nếu bạn sử dụng với một liều lượng quá nhiều. 

4. Dùng mật ong

Trong thành phần mật ong có nhiều chất hỗ trợ khả năng khám viêm, giảm sưng nên bạn có thể sử dụng nó vào quá trình điều trị

Trong thành phần mật ong có nhiều chất hỗ trợ khả năng khám viêm, giảm sưng nên bạn có thể sử dụng nó vào quá trình điều trị nhé. Trong nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra, mật ong có công dụng thúc đẩy hỗ trợ làm lành vết thương, kháng virus và điều trị mụn rộp. 

5. Chườm lạnh 

Chườm lạnh là biện pháp được nhiều chị em ưu tiên trong quá trình điều trị mụn rộp. Bạn có thể sử dụng phần đá lạnh trực tiếp lăn lên da hoặc bọc trong vải để chườm trong 20 phút mỗi ngày. Kiên trì thực hiện 2-3 lần mỗi ngày, các triệu chứng đau sẽ được giảm nhẹ.

Chườm lạnh là biện pháp được nhiều chị em ưu tiên trong quá trình điều trị mụn rộp

III. Những lưu ý trong quá trình chữa rộp môi

1. Hạn chế để môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Việc môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu sẽ khiến nó bị tổn thương, tích tụ nhiều bụi bẩn nên bạn cần đeo khẩu trang và bảo vệ nó mỗi khi ra đường nhé. 

2. Không dùng chung đồ cá nhân

Các sản phẩm cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng hay thậm chí là các loại kem dưỡng, dưỡng son môi cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh rộp môi truyền nhiễm từ người này qua người khác. 

3. Cấp ẩm cho môi, uống nhiều nước

Cấp ẩm cho môi là biện pháp được nhiều chị em ưu tiên sử dụng bởi đi môi đủ ẩm, ít khi bị nứt nẻ, khô ráp sẽ hạn chế quá trình tác động từ bên ngoài môi trường. Sử dụng kem dưỡng môi nhiều ẩm cho ban đêm và kem dưỡng môi là biện pháp hữu hiệu nhất để vừa có một đôi môi đẹp, lại hạn chế khả năng mắc bệnh liên quan đến phồng rộp.  

Việc cung cấp cho cơ thể đầy đủ lượng nước cho một ngày hoạt động cũng sẽ là điều mà bạn cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh rộp môi. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần giữ thói quen ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đều đặn, ngủ đủ giấc, hạn chế stress để các vết thương trong cơ thể có thời gian hồi phục nhanh chóng nhất nhé. 

4. Tránh chạm vào vết thương

Khi tay bạn hay bất cứ bộ phận nào trên cơ thể chạm lên vùng môi bị rộp đều có thể mang nhiều vi khuẩn và khiến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn. Cho dù có thể bị ngứa, khó chịu thì bạn cũng không nên dùng tay gãi hay cào, tác động lực khiến lớp vảy này bong tróc, lâu dần có thể để lại sẹo. 

5. Hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa acid

Các thành phần có trong hoa quả như cam, chanh, quýt sẽ gây bỏng rát và khó chịu ở vết thương nên bạn tránh sử dụng nó trong thời gian này nhé. 

IV. Tổng kết

Có thể thấy, bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng về da hoặc hệ miễn dịch chung của cơ thể nếu như chúng ta không có cách chữa rộp môi nhanh nhất, để vết thương ngày càng xâm nhập sâu vào cơ thể. Mong là sau khi đọc bài viết này, bạn đã có được cho mình những kiến thức bổ ích rồi nhé.