Uốn ván là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng con người bất cứ lúc nào. Bài viết hôm nay của columbiariverbrewpub sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cơ bản về căn bệnh uốn ván để có thể phòng ngừa và điều trị nó một cách kịp thời.
I. Bệnh uốn ván là gì?
Bệnh uốn ván có tên khoa học là Tetanus. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do ngoại độc tố Tetanus exotoxin của vi khuẩn uốn ván phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí (vết thương bị dập nát dính bẩn, không có không khí, vết thương bị băng bó chặt…).
Uốn ván là loại bệnh cấp tính cực kỳ nguy hiểm bởi tính tử vong rất cao. Bệnh uốn ván đặc trưng bởi tăng trương lực cơ và các cơn co cứng, gây ra bởi một độc tố protein mạnh là tetanospasmin do Clostridium tetani tiết ra.
Thông thường, trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương bị nhiễm trùng. Nếu bạn bị thương do dẫm phải sắt rỉ, gỗ, vết cắn hay qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, thì rất dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng uốn ván.
Chúng phát triển ở điều kiện yếm khí. Sau đó, sẽ xâm nhập vào cơ thể, đi vào hệ thần kinh và tác động lên cơ thể bạn dẫn đến co cứng cơ.
Bên cạnh đó, một số trường hợp phẫu thuật hay nạo phá thai trong điều kiện trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh y tế cũng có khả năng bị nhiễm bệnh. Đối tượng trẻ sơ sinh dễ bị uốn ván do quy trình cắt và chăm sóc rốn không đảm bảo vệ sinh khiến cho nha bào uốn ván dễ dàng xâm nhập vào cơ thể rồi gây bệnh.
Bệnh uốn ván không lây truyền từ người sang người.
II. Các triệu chứng của bệnh uốn ván
1. Thời gian ủ bệnh
Tùy vào mức độ nguy hiểm và cơ địa của từng người thì bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 3- 10 ngày nhưng cũng có thể lên tới 3 tuần. Thông thường, thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong lại càng cao.
2. Thời kỳ khởi phát bệnh
Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện ra bằng những cơn co cứng cơ kèm theo đau. Trước tiên là tại các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân. Bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như mỏi hàm, khó nuốt, khó nhai, co cứng cơ chi trên khiến tay sẽ luôn ở tư thế gập.
Bên cạnh việc co cơ mạnh, đột ngột, người nhiễm bệnh có thể rách cả cơ và gãy xương. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, nhức đầu, uể oải, khó chịu, bí tiểu. Thậm chí, có trường hợp nặng còn bị rối loạn thần kinh thực vật với những biểu hiện như da xanh tái, sốt cao 39 – 40 độ, nguy hiểm hơn là có thể bị ngừng tim.
3. Thời kỳ lui bệnh
Tuy bước vào thời kỳ cuối của bệnh, nhưng những triệu chứng trên vẫn không hoàn toàn chấm dứt. Bạn sẽ vẫn bị co cứng toàn thân nhưng với tần suất và mức độ giảm dần, các biểu hiện trên cũng sẽ không quá nghiêm trọng. Thời kỳ này kéo dài vài tuần đến hàng tháng tuỳ theo mức độ nặng của bệnh.
III. Cần làm gì khi bị bệnh uốn ván?
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu bị đâm hoặc giẫm phải vật nhọn gây rách da, chảy máu, không nên chủ quan vì vết thương này dễ dẫn đến nhiễm trùng uốn ván. Tử lệ tử vong khi mắc uốn ván là tương đối cao 25-90%, đặc biệt với đối tượng trẻ sơ sinh thì tỉ lệ này càng cao (95%).
Tất cả mọi người đều có thể tránh được rủi ro về sức khỏe do uốn ván bằng một việc rất dễ dàng và đơn giản. Đó là việc đến ngay cơ sở gần nhất để tiêm phòng (chích ngừa) vắc xin.
Bạn cần tránh khả năng tối đa nhiễm bệnh trước khi phát bệnh bởi chi phí điều trị ở bệnh nhân uốn ván khá tốn kém và mất thời gian, tùy theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh có thể từ 2 tuần đến 3, 4 tháng điều trị.
Theo thống kê, các trường hợp uốn ván nhẹ chưa cần can thiệp thở máy chi phí 20-50 triệu đồng, còn trường hợp thở máy và biến chứng liên quan bệnh lý tiềm ẩn như tim mạch, gan, thận, chi phí có thể lên đến 200-300 triệu đồng mà vẫn không thể cam kết hoàn toàn hiệu quả điều trị bệnh.
Nguyên tắc điều trị là diệt trừ vi khuẩn, trung hòa độc tố, ngăn ngừa các cơn co cứng cơ, theo dõi và xử trí hỗ trợ hô hấp. Bệnh nhân sẽ phải được chăm sóc trong một căn phòng yên tĩnh để giám sát và theo dõi tim, phổi thường xuyên, hạn chế mọi sự kích thích.
Lời khuyên cho mọi người là ngay khi bị các vật nhọn đâm vào người, cần phải tiến hành sơ cứu vết thương đúng cách, tránh để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Việc cần làm trước tiên khi bị tổn thương là xử lý ngay vết thương bằng cách giải phóng hết dị vật trong vết thương (như bùn, mảnh sành, đinh, gai…). Sau đó, bạn cần rửa vết thương bằng xà phòng nhiều lần, sát khuẩn bằng dung dịch như cồn 70 độ, ôxy già,… Bước cuối cùng, bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tiêm kháng huyết thanh chống vi khuẩn uốn ván và điều trị một cách hợp lý theo chỉ định của bác sĩ.
IV. Tổng kết
Bệnh uốn ván là căn bệnh nguy hiểm nếu như bạn không sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Hi vọng sau khi đọc bài viết trên, bạn đã trang bị đủ cho mình những kiến thức cơ bản, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.