Kinh tế là lĩnh vực luôn được mọi người quan tâm nhất hiện nay. Đây là một trong những chỉ số đánh giá về khả năng, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ GDP là gì? Vậy hãy dành chút thời gian để cùng tìm hiểu về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây của columbiariverbrewpub.com nhé.
I. Tìm hiểu GDP là gì?
GDP được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh “Gross Domestic Product” có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội hoặc tổng sản phẩm nội địa. Đây là chỉ số dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được xuất ra trong phạm vi 1 lãnh thổ quốc gia trong 1 thời kỳ nhất định, thường là 1 năm, 1 quý.
Như vậy, GDP là gì? Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chính là thước đo cho sự phát triển nền kinh tế của 1 đất nước, bởi nó là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ do quốc gia đó tạo ra trong vòng 1 năm. Bên cạnh đó, một chỉ số khác liên quan đến GDP được dùng để đánh giá mức sống của người dân là GDP bình quân đầu người.
Chỉ số GDP bình quân đầu người được tính bằng việc lấy GDP chia cho tổng dân số của quốc gia đó. Từ đó, sẽ có cái nhìn tổng quan về thu nhập, đời sống của người dân.
Từ đây có thể thấy, GDP là chỉ số thể hiện sự phát triển kinh tế chung của một quốc gia, không dùng để đánh giá mức sống của người dân. Nguyên nhân bởi vì nếu GDP cao mà dân sống quá đông, GDP bình quân đầu người vẫn thấp thì mức sống của người dân không cao và ngược lại; nếu GDP thấp hơn nhưng dân số ít, GDP đầu người cao thì mức sống của người dân tốt hơn.
Tuy nhiên chỉ số GDP cũng có một số hạn chế nhất định như không phản ánh đầy đủ các hoạt động sản xuất tự cung, tự cấp; không tính đến lợi nhuận kiếm được trong một quốc gia bởi lợi nhuận từ công ty nước ngoài sẽ được gửi lại cho các nhà đầu tư nước ngoài; GDP không định lượng được giá trị của hoạt động kinh tế phi chính thức…
II. Những yếu tố ảnh hưởng đến GDP
Theo các chuyên gia kinh tế, chỉ số GDP chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau thuộc phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Tuy nhiên, có 3 yếu tố ảnh hưởng nhất đến GDP là gì. Đó là:
1. Dân số
Dân số là nguồn cung cấp lao động cho xã hội, họ là người tạo ra của cải vật chất và tinh thần; nhưng đồng thời cũng là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ do chính con người tạo ra. Vì thế, dân số và GDP có mối quan hệ qua lại, không thể tách rời. Dân số chính là yếu tố quan trọng giúp chúng ta tính được GDP bình quân đầu người của quốc gia tại một thời điểm nhất định.
2. FDI
FDI chính là chỉ số đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách xây dựng các cơ sở kinh doanh, nhà xưởng sản xuất…
Có thể nói FDI là nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất bởi nó bao gồm tiền bạc, cơ sở hạ tầng, phương tiện sản xuất và các hoạt động xã hội. Như vậy, FDI sẽ có những tác động đến việc tính chỉ số GDP.
3. Lạm phát
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian, kéo theo đó là sự mất giá của đồng tiền nào đó. Đây là yếu tố rất được quan tâm trong lĩnh vực kinh tế.
Kinh tế của một quốc gia muốn tăng trưởng ở mức độ cao thì phải chấp nhận chỉ số lạm phát ở mức nhất định. Tuy nhiên, khi làm phát ở mức quá cao thì nó sẽ gây ra sự ngộ nhận về tăng trưởng chỉ số GDP và dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
III. Công thức tính chỉ số GDP
Chỉ số GDP được tính theo nhiều công thức khác nhau, cụ thể như sau:
1. Phương pháp chi tiêu
Đây là phương pháp tính chỉ số GDP chính xác nhất. Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia sẽ được tính bằng cách lấy tổng số tiền mà các hộ gia đình của quốc gia đó dùng để sử dụng các dịch vụ, hoạt động mua sắm.
Công thức tính như sau: GDP = C + G + I + NX
Trong đó:
- C là chi tiêu hộ gia đình. Tức là tất cả các chi tiêu cho sản phẩm, dịch vụ của hộ gia đình.
- G là chi tiêu của chính phủ. Đây là tổng chi tiêu cho các lĩnh vực chung như giao thông, y tế, giáo dục, an ninh…
- I là tổng đầu tư. Đây là tiêu cùng của nhà đầu tư, chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng…
- NX là cán cân thương mại. Được hiểu là xuất khẩu ròng của nền kinh tế quốc gia.
2. Phương pháp tính theo chi phí (thu nhập)
Theo phương pháp này, GDP là gì? Tổng sản phẩm quốc nội sẽ được tính bằng tổng tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận và tiền thuê được sinh ra trong nền kinh tế nội địa.
Công thức tính như sau: GDP = W + I + Pr + R + Ti + De
Trong đó:
- W là tiền lương
- I là tiền lãi
- Pr là lợi nhuận
- R là tiền thuế
- Ti là thuế gián thu. Tức là loại thế không đánh trực tiếp vào thu nhập, tài sản của người đóng thuế mà đánh gián tiếp thông qua giá cả của dịch vụ, hàng hóa.
- De hiểu đơn giản là phần khấu hao tài sản cố định.
3. Phương pháp tính theo sản xuất
Xét theo phương diện sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế quốc gia trong một thời gian nhất định. Vì thế, GDP tính theo phương pháp sản xuất còn được gọi là phương pháp giá trị gia tăng.
Công thức tính như sau: GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu (hoặc GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu).
Trong đó:
Giá trị tăng thêm có thể là thu nhập của người sản xuất, thuế sản phẩm, giá trị thặng dư, các thu nhập khác…
Lưu ý, không phải tất cả các giao dịch trên thị trường đều được tính vào giá trị GDP. Bởi nếu làm thế thì sẽ có những sản phẩm bị tính tiền nhiều lần. Vì thế, để có được chỉ số GDP chính xác, bạn cần phải phân biệt được hàng hóa trung gian với hàng mua được mua để sử dụng nhằm sản xuất ra sản phẩm khác.
Như vậy có thể thấy GDP là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã hiểu được GDP là gì cũng như có thêm kiến thức hữu ích về kinh tế, sự biến đổi của nền kinh tế.